Shark Tank đang được xem là một trong những từ khóa HOT nhất hiện nay. Khán giả Việt Nam được biết đến show truyền hình thú vị này thông qua Thương Vụ Bạc Tỷ – show truyền hình được mua bản quyền từ Shark Tank Mỹ.

Học Tiếng Anh qua Shark Tank

Điều tạo nên sức hút cho chương trình này chính là việc khán giả được trải qua những giây phút hồi hộp cùng những Entrepreneur (người khởi nghiệp, không phải khẩu nghiệp đâu nha) trong quá trình thuyết phục các nhà đầu tư. Chương trình mang đến rất nhiều ý tưởng kinh doanh mới mẻ thú vị cùng những chiến lược kinh doanh để tăng tốc cho những công ty khởi nghiệp.

Có thể bạn chưa biết, chương trình Shark Tank Mỹ được bắt đầu chiếu trên truyền hình vào ngày 9/8/2009 và đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng bởi sức hấp dẫn kinh khủng. Và cho dù đã trải qua đến 11 mùa phát sóng, đây vẫn là show truyền hình được yêu thích nhất tại Mỹ.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những thuật ngữ Tiếng Anh thường được sử dụng trong những bài thuyết trình kêu gọi vốn đầu tư trong Shark Tank Mỹ.

1. Equity

Cứ bắt đầu mỗi bài thuyết trình, những entrepreneur đều bắt đầu bằng một câu quen thuộc, ví dụ như:

“Hello, Sharks, my name is Brian Tracy, and today I’m seeking for $200.000 in exchange for 10% equity (stake) of my company”. ( Xin chào các Sharks, tôi tên là Brian Tracy, và hôm nay tôi tìm kiếm $200.000 để đổi lấy 10% cổ phần của công ty)

Equity (hoặc equity stake) được hiểu đơn giản là cổ phần. Để huy động vốn từ các nhà đầu tư, người sáng lập sẽ chia công ty mình ra làm 100 phần nhỏ (100 phần trăm), và họ sẽ bán đi những phần nhỏ này để đổi lại khoản tiền đầu tư.

2. Valuation

Trước khi đứng trước các nhà đầu tư, những người đi gọi vốn sẽ phải tính toán giá trị của công ty mình, ví dụ dựa trên sales (doanh số), revenue (doanh thu), debt (nợ), inventory (lượng hàng tồn kho). Việc định giá giá trị của công ty theo lượng tiền được gọi là valuation. Lấy ví dụ bên trên: 

“Hello, Sharks, my name is Brian Tracy, and today I’m seeking for $200.000 in exchange for 10% equity (stake) of my company”

Như vậy, ông Brian Tracy này định giá công ty mình ở mức $200.000 x 10 = $2.000.000

3. Costs

Thông thường, sau khi đã được xem/trải nghiệm sản phẩm của một công ty, nhà đầu tư sẽ hỏi người đi gọi vốn về sales (doanh số), revenue (doanh thu), price (giá sản phẩm) và cost (chi phí sản xuất).

Một sản phẩm thông thường sẽ có nhiều mức price, ví dụ mức price khi bán online (thông qua website, giao hàng trực tiếp đến người dùng), hoặc wholesale price (giá bản sỉ), hoặc retail price (giá bán lẻ, ví dụ ở siêu thị, cửa hàng). Nhà đầu tư sẽ quan tâm cost (chi phí sản xuất) của sản phẩm so với price xem có chênh lệch nhiều không, nếu cost nhỏ hơn nhiều so với price thì sản phẩm đó có profit margin cao (biên lợi nhuận).

Cost của một sản phẩm có thể bao gồm nhiều loại cost nhỏ khác nhau, ví dụ production cost,, packaging cost, shipping cost.

4. Purchase order (PO)

Đây được hiểu là đơn đặt hàng (văn bản nêu rõ lượng hàng mà người mua muốn). Thông thường khi bước vào Shark Tank, người đi gọi vốn sẽ cố gắng “khoe” với nhà đầu tư rằng mình có Purchase order (PO) từ các nhà bán lẻ/ siêu thị. Điều này sẽ giúp người gọi vốn thuyết phục nhà đầu tư rằng sản phẩm của mình tốt và có nhiều đơn mua hàng lớn. 

Và trong quá trình “lôi kéo” các công ty về với mình, các nhà đầu tư cũng sẽ câu kéo bằng cách nói mình sẵn sàng “fund” các “purchase order” lớn trong tương lai (sẽ đầu tư tiền để công ty có kinh phí đáp ứng các đơn mua hàng)

5. Patent

Có thể nói đây là thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất, và cũng là thứ nhà đầu tư quan tâm nhất khi một công ty giới thiệu 1 sản phẩm thú vị/gây chú ý.

Patent tạm hiểu là Quyền sở hữu công nghiệp. Nếu một sản phẩm được “patented”, điều đó có nghĩa không một công ty nào khác (ít nhất là ở Mỹ) được phép bắt chước, tạo các sản phẩm có chức năng/kiểu dáng tương tự (phụ thuộc vào loại patent).

Bạn cũng sẽ bắt gặp thuật ngữ “patent pending” trong Shark Tank. Việc nộp đơn và có được Quyền sở hữu công nghiệp không hề đơn giản, và quá trình xin quyền sở hữu có thể kéo dài cả năm trời. Nếu một sản phẩm đang được “patent pending”, điều đó có nghĩa người phát minh ra sản phẩm đã nộp đơn lên cơ quan Sở hữu trí tuệ, và đơn đang được xem xét/ xử lý, tuy nhiên quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm vẫn chưa chính thức được công nhận.

To be continued …